Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Khuyến nghị TMT - Cửu Long Motor

TMT - CTCP Ô tô TMT (Cửu Long Motor) có một lịch sử kinh doanh khá nổi bật trong lĩnh vực lắp ráp và phân phối ô tô tải, bán tải, ô tô du lịch... Đặc biệt là dòng xe bán tải Cửu Long đã làm nên tên tuổi ở những năm 2008 - 2011.
Từ 2011, hoạt động của Cửu Long Motor gặp nhiều khó khăn, mà nguyên nhân khách quan là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Nguyên nhân chủ quan là do TMT nhập khẩu một lượng lớn xe vào năm 2011, gặp đúng giai đoạn khó khăn chung của ngành ô tô => tồn kho ô tô lớn => Phát sinh chi phí tài chính, chi phí lưu kho, thiệt hại do giảm giá bán, ... Đây cũng là giai đoạn mà ngành ô tô trong nước gặp rất nhiều khó khăn, không riêng hoạt động của TMT. Hầu hết các DN sản xuất ô tô như Trường Hải, Ford Việt Nam, GM, ... đều phải cho công  nhân nghỉ việc và cạnh tranh gay gắt về giá thành. Chỉ riêng trong năm 2012, ước tính Ngân sách nhà nước bị thiệt hại khoảng 60 nghìn tỷ do mất nguồn thu từ ngành ô tô.

Bộ mặt mới của TMT

Thống kê 7 tháng đầu năm, Thị trường ô tô cũng có sự nhảy vọt về doanh số"Tính chung 6 tháng đầu năm, sức tiêu thụ của thị trường ôtô đã tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 65.389 xe. Như vậy, thị trường ô tô Việt Nam đã có 15 tháng liên tiếp đạt sản lượng bán hàng cao hơn cùng kỳ. Dự kiến, thị trường ô tô Việt Nam cả năm 2014 có thể đạt tiêu thụ 125.000 xe, tăng 14% so với năm trước".

Từ 26/08/2014, Bộ Giao Thông Vận Tải cũng triển khai mạnh việc kiểm soát tải trọng các loại xe tải nhằm đảm bảo chất lượng đường bộ. Hiện tại các tuyến giao thông đường bộ tại Việt Nam đều đang quá tải, nhiều nơi hư hỏng nghiêm trọng do tải trọng xe lưu thông vượt mức cho phép. Bộ Tài Chính cũng ước tính, tốc độ tăng trưởng vận tải cho hành lang Bắc - Nam sẽ vào khoảng 15%/năm. Đồng thời, vận tải đường bộ cũng sẽ gánh vác khoảng 65% toàn bộ lượng hàng hóa lưu chuyển.

Việc mở rộng và nâng cấp hệ thống đường bộ sẽ được tính toán trong tầm nhìn dài hạn ( 8 - 10 năm). Trong khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa là bức thiết và diễn ra hàng ngày (ngắn hạn). Các DN không thể chờ cho đến khi hệ thống giao thông hoàn thiện mới tiếp tục vận chuyển hàng hóa, Điều này đòi hỏi họ phải có biện pháp "thích nghi" kịp thời, mà nhanh nhất là tăng cường đội vận tải để tăng năng lực vận chuyển. Hoặc là chấp nhận mất bạn hàng, mất thị phần!

Thực tế, Chỉ số PMI (Chỉ số Nhà quản trị mua hàng) đã giảm lần đầu tiên trong tháng 9. Do ảnh hưởng trực tiếp từ việc kiểm soát chặt chẽ tải trọng đường bộ của Bộ Giao Thông Vận Tải. Trước đây, các Doanh Nghiệp thường vận chuyển với tải trọng gấp 1.5 - 2 lần tải trọng cho phép. Từ sau thông tư này, lượng vận chuyển hàng hóa bị giảm đáng kể. Trong khi lực cầu vận tải lại gia tăng => Tất yếu, các DN vận tải và các DN sản xuất phải trang bị thêm đội xe vận chuyển.

Lịch sử kinh tế học cũng chứng minh, trong các giai đoạn phục hồi kinh tế sau suy thoái, các ngành vận tải đường bộ phục hồi với tốc độ khá cao (khoảng 80%) do năng lực sản xuất tăng cao và nhu cầu vận chuyển là thiết yếu. Nền kinh tế Việt Nam đang ở trong giai đoạn như vậy.

Nhờ những thuận lợi đó, từ 2014, bộ mặt của TMT có nhiều thay đổi. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2014, TMT đạt doanh thu 541 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 24,5 tỷ đồng (gấp khoảng 6 lần cả năm 2013). Doanh thu và lợi nhuận này đều đến từ hoạt động kinh doanh chính, không có góp mặt của các khoản lợi nhuận khác ngoài kinh doanh. Hoạt động của TMT đang phản ánh rõ đà phục hồi của ngành công nghiệp ô tô:



Một lợi thế khác của các DN lắp ráp và sản xuất xe tải, xe bán tải và xe du lịch: Thuế nhập khẩu xe ô tô từ các nước ASEAN đã giảm từ 60% xuống còn 50%. Riêng xe tải và xe chuyên dụng còn được hưởng thuế 0-5%. Những lợi thế trên đây mở ra một tương lai sáng cho các doanh nghiệp ngành ô tô trong đó có TMT. Với những kết quả hiện tại, EPS quý 2 của TMT vào khoảng 1.350 đồng, có sự tăng trưởng tốt trong 2 quý gần nhất, song song với đà phục hồi của ngành công nghiệp ô tô. Dự kiến, trong năm 2014, TMT có thể đạt 61 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, bước đầu quay lại giai đoạn tăng trưởng cao.

Diễn biến giá của TMT trong khoảng 1 năm trở lại đây:



Trong khoảng 1 năm trở lại đây, TMT hầu như đi ngang. Bắt đầu có thanh khoản trong khoảng 1 tháng trở lại đây (trung bình khoảng 110.000 cp/phiên). Cũng trong 1 tháng này, TMT tăng giá ngoạn mục (từ giá 8 lên 16). Với đồ thị tích lũy hơn 1 năm, bằng các thân nến ngắn và có sự liên kết chặt chẽ, đà đi lên của TMT còn rất nhiều triển vọng. Khuyến nghị MUA vào TMT cho mục tiêu trung hạn (tầm nhìn 6 tháng). Giá mục tiêu: 38.500 (tương đương với EPS dự phóng 2014 vào khoảng 3.380 đồng).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét