Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

VEAM

Bài viết về VEAM thì nhiều rồi, nhưng mình thấy phần lớn, đều là những lời có cánh. Có một đôi lần mình "chê" VEA gì đó, nhưng không có thời gian giải thích kỹ tại sao chê - nhưng vẫn MUA?

Điều mình không thích nhất ở VEA là tỷ lệ sở hữu nhà nước quá cao. Ở VEA, cái tỷ lệ này, không phải cao nữa. Mà là TUYỆT cmn ĐỐI rồi. Việc sở hữu nhà nước cao ảnh hưởng rất nhiều đến đường lối kinh doanh của VEA (mà mình sẽ kể ở dưới).

Qua media, phần lớn nhà đầu tư chỉ biết đến VEA qua câu chuyện nó sở hữu cổ phần tại Honda VN, Toyota VN, Ford VN. Chỉ riêng cổ tức từ 3 ông này cũng mang lại cho VEAM vài ngàn tỷ mỗi năm. Như năm 2018, báo cáo năm ghi nhận lãi 6800 tỷ từ liên doanh liên kết. Ai cũng biết điều này!

Thế nhưng bóc tách hoạt động lõi của VEA?

❓Tên là "máy nông nghiệp" nhưng doanh thu chính đến từ bán xe ô tô tải (trên dưới 70%). Còn những loại máy nông nghiệp kiểu như máy cày, máy bơm, đầu kéo nông nghiệp, ... doanh số cực ít.

❓Doanh nghiệp máy nông nghiệp quốc dân, quy mô vốn ngàn tỷ, được bảo hộ đơn bảo hộ kép mà thị phần chỉ dưới 20%? Trong báo cáo VAMA về doanh số bán xe tháng 1/2019, VEAM hân hạnh đứng gần bét danh sách với tốc độ tăng chỉ vỏn vẹn 0.3%. May quá, Honda, Toyota và Ford vẫn quán quân tăng trưởng với tốc độ lần lượt 14%, 24% và 10.8%.

❓Ban lãnh đạo già cỗi (toàn trên 6 sập). Riêng trong ngành máy móc công nghệ, thì sự già cỗi lại không phải là điều hay. Đồng nghĩa với động lực phát triển yếu đi. Sức sáng tạo kém. Ngại thách thức. Bằng chứng là luôn đặt kế hoạch kinh doanh cực kỳ thấp. Năm 2018 đặt 4900 tỷ LNST. Trong khi ước tính cổ tức từ liên doanh trong năm đã 5000 tỷ.

❓Hoạt động lõi mỗi năm mang về khoảng 600 tỷ lợi nhuận gộp. Chưa đủ chi trả chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng. Một doanh nghiệp mà chi phí quản lý doanh nghiệp hàng năm trên dưới nửa ngàn tỷ???! Thật là khủng khiếp. Nếu không có dòng tiền từ tiền gửi ngân hàng và cổ tức hàng năm thì lợi nhuận chắc chắn âm.


Triển vọng gì cho VEA để phải mua?

VEA chưa bao giờ được tư vấn cho trung hạn, đừng nói dài hạn. Chỉ dành cho danh mục ngắn hạn, lướt sóng T+.

Lý do lớn nhất khiến mình tham giá VEA danh mục đầu tư của nó thực sự chất. Mà cái này, mình cho rằng phần nhiều là sự đánh đổi của các doanh nghiệp nước ngoài với bộ công thương để đổi lại những chính sách, hàng rào thuế quan, môi trường kinh doanh... (miễn bàn sâu).

Cái thứ hai là mình tin vào việc nhà nước buộc phải thoái vốn. Việc buộc phải thoái, nó là ý chí chính trị và liên quan đến nhiều vấn đề nhạy cảm nên mình sẽ không nói ở đây. Mình chỉ nói về ngành ô tô, đang càng ngày càng nhiều cạnh tranh hơn trước đây khi các hiệp định thương mại tự do quốc tế và khu vực ngày càng cởi mở. Đồng ý rằng việc mua một chiếc xe ô tô ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, số doanh nghiệp có thể bán những chiếc ô tô này cũng ngày một nhiều hơn. Bằng chứng là doanh số bán xe của Honda, Toyota, Ford mặc dù cao, nhưng tốc độ tăng trưởng cũng dần chậm lại, chia sẻ thị phần với những doanh nghiệp khác (ví dụ như Mazda - gần đây nổi lên là một trong những DN có tốc độ tăng trưởng cao).

VEA làm mình nhớ lại cuộc đại thoái vốn của PVN giai đoạn 2013 - 2014, tạo ra một con sóng khủng khiếp cho ngành dầu khí. Cổ phiếu dầu khí tăng thời kỳ này, không đơn thuần là nhờ kết quả kinh doanh. 

Nhưng vì tất cả những gì đã chia sẻ, mình chỉ lướt sóng ngắn hạn với VEA mà thôi. KHÔNG YÊU!
Đơn giản vì kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp mà lại phụ thuộc vào báo cáo tài chính và ý chí chia cổ tức của một thằng khác thì không ưng rồi. Đồng ý là Honda hay Toyota sẽ còn tiếp tục tăng trưởng và VEA nên được xem như một Holdings thay vì 1 doanh nghiệp đơn thuần. Nhưng bản thân doanh nghiệp không tự nỗ lực thì ... tiền nhiều để làm gì?
LINH INDICATOR