Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Chính thức đưa VCS quay lại DM dài hạn 2017

Kính gửi cô chú anh chị,

Phiên 26/04/2017, xuất hiện điểm mua lại với VCS vùng giá 150. Cháu chính thức đưa cổ phiếu này quay lại DM tư vấn dài hạn.

[4/26/2017 11:27:22 AM] Thùy Linh: hnay VCS kết thúc điều chỉnh
[4/26/2017 11:27:30 AM] Thùy Linh: chắc ko quay lại 143 cho mua đâu
[4/26/2017 11:27:54 AM] Thùy Linh: nến tuần nến ngày đều ổn
[4/26/2017 11:28:35 AM] Thùy Linh: em cũng múc 150 hôm nọ rồi
[4/26/2017 11:28:36 AM] Thùy Linh: có giá tốt hơn ko thì em ko chắc nên cứ xúc thôi
[4/26/2017 11:29:49 AM] Thùy Linh: VCS chắc ko chỉnh nữa, nhưng lên ngay thì cũng chưa lên ngay
[4/26/2017 11:29:54 AM] Thùy Linh: loanh quanh 150 đây thôi

Cô chú anh chị đã chốt lời VCS ở vùng giá 16x – 170 trung tuần tháng 3 – tháng 4 có thể giải ngân lại cổ phiếu này cho mục tiêu dài hạn. Chart tuần của VCS vừa kiểm định vùng MA20 thành công. Trong chặng đường đi lên (từ giá 30 của mình), rất nhiều nhịp điều chỉnh theo tuần của VCS đều lấy ngưỡng này làm hỗ trợ trung hạn. Điểm mua quanh 150 cháu cho rằng an toàn và lý tưởng cho mục tiêu dài hạn .Dự kiến VCS sẽ đạt giá 200 trong năm 2017, tương đương mức tăng giá khoảng 30% từ vùng mua hiện tại. Tỷ suất sinh lời không "thần thánh" như những gì VCS đã làm được trước đó nhưng cháu cho rằng mức tăng này phù hợp với tốc độ tăng trưởng kép mà công ty đề ra trong giai đoạn 2015 – 2020.

Đây là cổ phiếu không thể hợp lý hơn để cô chú anh chị nắm giữ làm mã giữ trụ cho tài khoản của mình xuyên suốt năm, bên cạnh các mã trading theo thời kỳ.



Lưu ý: Các thông tin cơ bản cập nhật về VCS cháu đã chia sẻ trên blog cá nhân Linh Indicator và trên website Đầu Tư Đơn Giản: http://dautudongian.vn/ 



Kính chúc cô chú anh chị một kỳ nghỉ lễ vui vẻ!
Trân trọng!

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Vài dòng chia sẻ về C32

[Đôi điều về C32] - Sau báo cáo quý 1/2017 - 19/04/2017

Cá nhân mình fail C32 lần đầu tiên và bán lúc giá 64. Sau đó mình có tham gia lại, nhưng thuần túy trên quan điểm TA - khi C32 tạo một cái bottom island, cho hồi ngắn hạn, mình có tham gia lại giá 51. Tuy nhiên lần này chỉ lãi được chút ít. Và thủng 51 thì khuyến nghị bán quyết liệt.

Khá nhiều bạn bây giờ vẫn đắm đuối với C32. Khi mình khuyến nghị bán (thủng 51) thì nói:

- Chưa có lí do để bán.
- Thế lý do giữ là gì? Là chờ lý do để bán à?
- Hàng đầu tư, chờ kết quả kinh doanh quý 1 để quyết định.

Ok, chờ! Đây là một trong những dấu hiệu trì hoãn "nhận sai" phổ phiến, bản thân mình trước đây cũng rất hay mượn cớ này để trốn tránh các câu hỏi từ nhà đầu tư.
Trên quan điểm đầu tư, mình cũng nói rất rõ, mỏ đá Tân Đông Hiệp cứ cho là cuối năm nay hết hạn khai thác, tức là trong tầm nhìn 6 - 9 tháng chưa có rủi ro. Nhưng chẳng lẽ "đầu tư" vào 1 doanh nghiệp lại dựa trên tầm nhìn 6 tháng à? Không có dự phòng rủi ro? Chưa kể mỏ đá mới ở xa hơn, chi phí vận chuyển chắc chắn sẽ cao hơn, đội thêm một số chi phí khác (chi phí khai thác: thuốc nổ, nhân công, ... càng xống sâu chi phí càng cao). Mặc định biên lợi nhuận sẽ giảm xuống. Huống hồ đây lại là mảng ngon nhất của C32. Ảnh hưởng đến KQKD toàn cảnh sẽ ntn?

Bản thân C32 cũng thấy rõ điều này, nên nó mới chuyển dịch dần sang mảng ống cống bê tông. Công ty cũng đặt kế hoạch thận trọng hơn (giảm nhẹ 2% so với thực hiện 2016). Do biên LN của ống cống bê tông lại thấp hơn hẳn so với đá xây dựng (~11% so với ~35%), và nhà máy ống cống bê tông Thạch Phước đến cuối 2017 mới đi vào hoạt động (?). Mảng xây dựng thì năng lực thi công của C32 còn thấp và biên lợi nhuận cũng không cao (7 - 10%).

Rõ ràng, trong thời gian tới, công ty khó mà có đột biến về doanh thu - lợi nhuận được. Tốt lắm là duy trì ở mức hiện tại. Thế thì, giá cổ phiếu lấy gì để lên, trong khi nó đã giảm đến 40% từ đỉnh. Mình cũng hiếm khi thấy cổ phiếu cơ bản nào, giảm quá 40% từ đỉnh. Thông thường, mức điều chỉnh hợp lý là 20%.

Thực tế, kết quả kinh doanh quý 1/2017 đã ra rồi, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm đến 20% so với cùng kỳ. Tiếp diễn xu thế giảm của năm 2016 (giảm 6% doanh thu và 4% lợi nhuận), nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Mọi người lại viện hết lý do này đến lý do kia để trì hoãn việc bán. Gần chạm đáy cũ rồi, nhỡ bán đúng đáy thì sao? Mình nghĩ, một trong những kỹ năng quan trọng trong đầu tư chứng khoán là ... biết nhận sai. Mình thì tin chắc chắn rằng, với tình hình hiện tại nếu không có gì thay đổi, C32 sẽ còn có cái đáy thấp hơn nữa...
======================
Linh Indicator - 0918122323
Email: linh.vuthithuy@mbs.com.vn
Skype: linhmieu212

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

VCS - HÀNH TRÌNH 5 NĂM NHÌN LẠI

10:17AM - 17/04/2017
Tôi tin tưởng rằng VCS xứng đáng được đưa vào Sách Giáo Khoa đầu tư chứng khoán tại Việt Nam làm hình mẫu điển hình cho một thương vụ đầu tư hoàn hảo,  mang đúng tính chất của đầu tư tài chính, thay vì lướt lát chóng vánh T+ "săn bắt" vài ba phần trăm nghèo nàn. Càng đọc về VCS, càng nghe về VCS - qua những gì vị Chủ tịch đáng kính (và cả đáng nể) của VCS, tôi càng thấm thía rằng, tài sản lớn nhất của một công ty không phải nguồn tiền mặt dồi dào, sản phẩm độc quyền, hay tài sản ngầm đáng ghen tỵ mà chính là: CON NGƯỜI.

Mặc dù rất nhiều người trong số chúng ta đã biết, tôi vẫn muốn kể lại một câu chuyện - về một doanh nghiệp "thần kỳ" trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong suốt những năm qua, nó đã mang lại cho cổ đông trung thành của mình mức gia tăng lợi nhuận hơn 20 lần... 



Vai trò của “người mẹ” Phenikaa?

Kể từ thời điểm CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A đổi chuyển đổi hình thức sang Tập đoàn Kinh tế tư nhân, việc xây dựng thương hiệu VICOSTONE được đẩy mạnh. Sau đó là chuỗi những sự kiện lớn liên quan đến hoạt động mua – bán, thoái vốn của khối ngoại, công tác M&A. Tất cả đều có bàn tay của “Phượng Hoàng Xanh” Phenikaa “nâng đỡ và xúc tác”. Gần nhất là việc chuyển nhượng thương hiệu VICOSTONE cho công ty mẹ, đồng nghĩa với việc công ty phải chuyển sang một cái tên khác: CTCP Đá Thạch Anh Cao Cấp.

Tại ĐHCĐ 2017, nỗi lo mất thương hiệu VICOSTONE của cổ đông được cởi bỏ, khi doanh nghiệp tuyên bố sẽ quay lại tên cũ: CTCP VICOSTONE – sau khi các thủ tục chuyển nhượng đã hoàn tất, hợp pháp. Từ nay về sau, việc phát triển thương hiệu cũng như các chi phí liên quan sẽ do Phenikaa chịu trách nhiệm, còn về phía VCS – công ty được sử dụng thương hiệu này miễn phí trọn đời!

Những khoản đầu tư kém hiệu quả khác (như dự án nhà ở cho Cán bộ công nhân viên; phần vốn góp tại Style Stone – phải mua dưới áp lực của Red River Holding năm 2013) đều được Phenikaa dang tay đón nhận. Từ đó VCS có những điều kiện tốt nhất phát triển hoạt động kinh doanh cốt lõi mà không bị mất cân đối tài chính.

Việc đổi từ hình thức CTCP sang Tập Đoàn Kinh Tế tư nhân cũng lược bớt những ràng buộc về công bố tài chính, báo cáo hoạt động. Vì theo Luật, Tập Đoàn Kinh Tế không có tư cách pháp nhân. Thật là cao tay!

Phenikaa như một người mẹ mẫu mực, sẵn sàng “hi sinh” cho VICOSTONE!

Tóm tắt các thông tin quan trọng trong ĐHCĐ 13/04/2017.

-          Kế hoạch 2017: Doanh thu 4310 tỷ đồng (+32%), LNTT 1001 tỷ đồng (+22%). Duy trì tốc độ tăng trưởng kép 20%/năm cho đến 2020. Doanh thu từ việc làm đầu mối xuất khẩu cho Phenikaa
-          Kết thúc quý 1/2017: VCS đạt LNTT 222 tỷ (+22%).
-          Cổ tức: Dự kiến chi trả 33% bằng cổ phiếu. Sẽ không có cổ tức bằng tiền trong thời gian tới do công ty cần nguồn vốn để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
-          Hoạt động R&D: Nghiên cứu vật liệu thay thế resin đã hoàn thiện. Tuy nhiên do giá thành quá cao nên chưa thể áp dụng vào sản xuất đại trà. Chỉ áp dụng với một số nhỏ đơn hàng đặc biệt mà Khách hàng có yêu cầu cao hơn.
-          Thương hiệu: Quay lại tên cũ CTCP VICOSTONE.
-          Hoạt động tài chính: Nhận chuyển nhượng 100% vốn góp tại Phenikaa Huế từ công ty mẹ, với giá trị chuyển nhượng bằng vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Phenikaa Huế hoạt động hết công suất, mỗi năm có thể mang về lợi nhuận 60 tỷ trước thuế.
-          Chính sách tự vệ trước các rủi ro kinh doanh:
o   Rủi ro từ các khoản phải thu: Không bán hàng credit tràn lan và có nghiệp vụ đánh giá tín dụng khách hàng chặt chẽ, thường xuyên, thông qua một công ty chuyên
o   Rủi ro về hành lang pháp lý: Trong trường hợp VCS không còn được áp mức thuế suất 0% tại Mỹ nữa, công ty cho biết sẽ chuyển hướng kinh doanh sang thị trường khác.

LỜI  KẾT

Sau quá trình vận động mạnh mẽ để tái cơ cấu thành công rực rỡ, VCS cần thời gian “nghỉ ngơi”. Trong thời gian tới đây, mức tăng trưởng sẽ chậm lại, duy trì tốc độ tăng trưởng kép khoảng 20%/năm cho đến 2020. Sẽ khó có thể thấy con số tăng trưởng bằng lần của những năm 2014 - 2015. Nhưng với những gì ông Hồ Xuân Năng đã và đang làm, nhà đầu tư có thể tin tưởng lữa VCS cho danh mục đầu tư của mình, và xem nó như một trong những hình mẫu lý tưởng để lựa chọn nơi gửi gắm tài sản!