Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

CẬP NHẬT VCS - PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU LÀ TRỌNG TÂM

30/06/2016 – 90 ngày sau kỳ ĐHCĐ thường niên 2015, cổ đông VCS gặp lại nhau để bỏ phiếu thông qua 2 quyết định quan trọng của Vicostone:
  • Nhượng quyền thương hiệu VICOSSTONE CTCP Phượng Hoàng Xanh A&A (Phenikaa).
  • Thay đổi chủ đầu tư dự án Xây dựng Nhà ở cho cán bộ công nhân viên Vicostone (cho Phenikaa làm chủ đầu tư).
  • Ngoài ra, thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 8 – 15%), bầu thay thế thành viên HĐQT và sửa đổi một số nội dung trong đăng ký kinh doanh và điều lệ công ty.

KHẲNG ĐỊNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU LÀ VIỆC LÀM CẤP BÁCH, HƯỚNG TỚI LỢI ÍCH LÂU DÀI!

Ông Hồ Xuân Năng cho rằng tên tuổi của VCS hiện tại chưa xứng tầm với quy mô và năng lực của doanh nghiệp. Để có thể mở rộng thị phần trên trường quốc tế và giành thắng lợi trên chính sân nhà, công ty cầnđẩy mạnh phát triển thương hiệu. Theo đó, chi phí đầu tư phát triển bộ nhận diện thương hiệu, chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu, làm marketing là rất tốn kém.
Thay vì để VCS chịu tất cả các chi phí này (ước tính tối thiểu vào khoảng 2 triệu USD cho một bộ nhận diện căn bản), việc nhượng quyền cho Phenikaa giúp VCS tập trung vào lĩnh vực chuyên môn, tiết kiệm tối đa chi phí bán hàng. Hơn nữa, việc chuyển nhượng cũng đi kèm các cam kết pháp lý, rằng VCS được sử dụng thương hiệu VICOSTONE QUARTZ SURFACES trọn đời mà không mất bất cứ chi phí nào. Phenikaa sẽ đầu tư khoảng 24 triệu USD cho việc phát triển thương hiệu VICOSTONE trên toàn cầu, phục vụ cho tầm nhìn 10 – 20 năm tới.
Với lợi thế này, VCS sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng hạ tầng phát triển mạng lưới trên Thế Giới, chi phí bán hàng (truyền thông, quảng bá thương hiệu), vẫn đảm bảo mức tăng trưởng 20 – 25% trong 5 năm tới. Trong quan hệ với công ty mẹ, VICOSTONE cũng nhấn mạnh đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi, cam kết không thỏa hiệp. Phenikaa giúp VCS phát triển thị trường, VCS sản xuất và làm đầu mối đầu mối xuất khẩu chính cho tập đoàn.

CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN NHÀ Ở CÁN BỘ CNV – KHÔNG CÓ LỢI NHUẬN NHƯ ĐỒN THỔI!

Là lời khẳng định của chủ tịch HĐQT trước những tin đồn hạch toán lợi nhuận khủng từ sang tên chủ đầu tư cho công ty mẹ. Đây là động thái “thu hồi vốn đầu tư” sau khi đánh giá lại tính hiệu quả của dự án. Được biết, dự án ban đầu được xây dựng với tổng vốn đầu tư 685.5 tỷ đồng, từ nguồn vốn tự có và vốn vay (đến hết 2015 đã giải ngân 70.5 tỷ đồng). Thiết kế gồm 2 tòa nhà chung cư 21 tầng, tổng số 960 căn, mục đích bán ưu đãi cho cán bộ công nhân viên của công ty (khoảng 1000 người). Tuy nhiên, sau khi cắt giảm nhân sự còn hơn 600 người, cộng với thị hiếu của thị trường thay đổi về phân khúc nhà ở và chi phí đầu tư đội lên (từ 10.5tr/mlên gần 12 tr/m2) khiến cho tính khả thi của dự án không còn cao. Việc chuyển nhượng dự án cho công ty mẹ hướng tới những lợi ích:
  • Thu về vốn đầu tư ban đầu (gần 250 tỷ) nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi.
  • Tiết kiệm khoảng 20 tỷ chi phí lãi vay mỗi năm.
  • Trả được hơn 70 tỷ vay nợ ngân hàng.
Việc chuyển nhượng sẽ được thực hiện trong nửa cuối 2016, sau khi các cổ đông bỏ phiếu thông qua phương án chuyển nhượng.
NGHIÊN CỨU THAY ĐỔI CÔNG NGHỆ - ÁT CHỦ BÀI CHƯA HẠ?
Đó là những ấp ủ mãnh liệt về việc thay thế hợp chất kết dính resin trong công nghệ rung ép chân không. Đây là dự án mà VICOSTONE đã theo đuổi nhiều năm, hợp tác cùng các đối tác hàng đầu Thế Giới, tốn không ít chi phí để từng bước hoàn thiện. Kết quả bước đầu đã nghiên cứu thành công hợp chất thay thế. Tuy nhiên giá thành lại cao gấp 4 – 5 lần sử dụng resin nên chưa thể ứng dụng thực tế. Công ty đang cố gắng đào sâu nghiên cứu để hiện thực hóa dự án. Nếu như giải quyết thành công bài toán chi phí, VCS sẽ sở hữu không phải một mà là nhiều công nghệ độc quyền trên Thế Giới.
Một thắc mắc được đưa ra tại ĐHCĐ về dây truyền sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh cao cấp của “một số công ty cùng ngành” (cụ thể là CMI), ban lãnh đạo thẳng thắn chia sẻ “tế nhị”, nếu như trong lãnh thổ Việt Nam, có một công ty nào có được công nghệ như vậy, VCS sẽ kiện đến cùng, vì đây là công nghệ độc quyền chỉ VCS có được. Các công ty khác không thể có! Chia sẻ thêm về quy mô nhà máy sản xuất của mình, công ty cho biết, trước đây, để mua lại một xưởng sản xuất đầy đủ các dây truyền công nghệ như của VCS chi phí vào khoảng 10 triệu EUR. Hiện tại, để có được một dây truyền tương tự, con số này là 30 triệu EUR.
Đối với lo ngại về tính cạnh tranh của sản phẩmVICOSTONE một lần nữa khẳng định, phân khúc công ty hướng tới là hạng trung và cao cấp, với những sản phẩm bán ra có giá lên tới 1000USD/tấm đá thạch anh. Trong 6th2016, mặt bằng chung giá sản phẩm cao hơn đáng kể so với giá bán 2015. Tiếp tục định vị mình ở phân khúc luxury, hướng đến chất lượng và sự đẳng cấp, không nằm ngang hàng với sản phẩm giá rẻ  của Trung Quốc!
ẢNH HƯỞNG CỦA BREXIT – tính đến thời điểm hiện tại là không đáng kể!
EU là một trong những thị trường của VCS, tuy nhiên tỷ trọng rất thấp do đã có sự chuyển dịch cơ cấu doanh thu mạnh mẽ trong 2014 – 2015. Hiện tại thị trường chính vẫn là Châu Mỹ. Khi được hỏi về các tác động của brexit đến tình hình sản xuất kinh doanh, ban lãnh đạo chia sẻ, các ảnh hưởng gần như không đáng kể. Công ty vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng như mục tiêu (tối thiểu 20 – 25%/năm), EPS 2016 tối thiểu 10.000đ/cp. Kết quả kinh doanh quý 2/2016 không thể thấp hơn quý 1, với cam kết chắc chắn từ Chủ Tịch HĐQT.
Tóm lại, kỳ ĐHCĐ bất thường lần này của VCS nhắc lại những bài học cơ bản trong kinh doanh:
  • Bạn không thể luôn đúng. Nhưng khi sai, biết dừng lại đúng lúc.
  • Chuyên môn hóa! Nếu một người khác làm việc nào đó tốt hơn mình. Đôi khi việc đơn giản nhất chỉ là để họ làm việc họ giỏi, và mình tập trung làm việc mình giỏi.
Cuối cùng, vẫn là slogan: “Công ty tốt không bằng cổ đông tốt”.