Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

CẬP NHẬT DANH MỤC TƯ VẤN QUÝ 3/2016

09/11/2016
Kính gửi cô chú anh chị,

Bài đăng này cháu xin phép cập nhật chi tiết quan điểm cá nhân về nhóm cổ phiếu ngành cao su thiên nhiên, để cô chú anh chị có thêm cơ sở tin tưởng vào các khuyến nghị vừa qua:
Khuyến nghị lần 1 (01/11/2016): mua gom PHR tại vùng giá 20 – 22. Với vùng mua lý tưởng nhất là vùng giá 21. Điểm stop loss: thủng giá 20.7.
Khuyến nghị lần 2 (08-09/11/2016): Gia tăng tỷ trọng PHR tại vùng điều chỉnh 22.8 - 23.

Mời cô chú anh chị xem qua đồ thị diễn biến giá cao su trong vòng 1 năm qua:


 Trong diễn biến gần nhất, giá cao su tiếp tục leo dốc. Sau khi điều chỉnh khoảng 2% về vùng giá 177, giá cao su đã quay trở lại vượt đỉnh cũ (183.5), hiện tại đang giao dịch quanh mức 194 yên/kg. Vùng đỉnh trung hạn của cao su là 201 yên - dự kiến sẽ chạm đỉnh trong 12 - 16/11/2016.

GIÁ CAO SU SẼ ĐI VÀO CHU KỲ PHỤC HỒI TỐT?

1. Mùa cạo mủ cao su thường vào tháng 3 – tháng 4 và tháng 10 hàng năm, sau thời gian này nguồn cung  tăng mạnh. Theo nguyên lý cung cầu, thời điểm tháng 5, tháng 6 – tháng 10 hàng năm là thời điểm giá cao su vào chu kỳ giá giảm. Tuy nhiên trong năm 2016, giá cao su bắt đầu lập đáy từ tháng 6/2016 và tăng tháng thứ 5 liên tiếp. Hiện tại đã bước sang tháng 11 và giá cao su vẫn tiếp tục lập các đỉnh giá mới. è Điều này cho thấy lực cầu trong năm 2016 khá tốt.

2. Sự phục hồi kinh tế Trung Quốc (quốc gia tiêu thụ cao su nhiều nhất thế giới) và khu vực Đông Âu à tăng cầu cao su. Theo thống kê, tổng lượng cao su nhập khẩu vào thị trường TQ 8th2016 tăng mạnh 29.4% so với cùng kỳ 2015.

3. Sự đồng thuận tăng giá của các giỏ hàng hóa trong năm 2016, trong đó bao gồm giá cao su. Đây là diễn biến mang tính vĩ mô và lâu dài, sau sự phục hồi của giá nhiên liệu thế giới. Cho dự báo tích cực về giá cả các loại hàng hóa nói chung, không riêng giá cao su thiên nhiên: giá đường tăng gấp đôi kể từ đầu năm. Giá cao su tăng 22%. Giá dầu tăng gần 90%, các nông phẩm thiết yếu khác đều tăng giá mạnh…

4. Ngoài ra, các biến số khí hậu phức tạp như Elnino và La Nina cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cao su ở các quốc gia có lượng xuất khẩu lớn à sụt giảm nguồn cung. Trong lịch sử ngành cao su, La Nina đã gây ngập lụt nghiêm trọng ở Thái Lan vào năm 2011 và đẩy giá cao su lên mức cao kỷ lục.

5. Đồng thời 3 quốc gia chiếm phần lớn sản lượng cao su toàn Thế Giới là Thái Lan, Indonesia và Malaysia cùng thỏa thuận cắt giảm 15% sản lượng  trong vòng 6 tháng (kể từ 01/03/2016) đồng thời tăng lượng tiêu thụ cao su nội địa. Hiện tại quốc gia này hiện đang chiếm 66.5% sản lượng cao su toàn thế giới à sụt giảm nguồn cung. Quá trình cắt giảm sản lượng đã kết thúc vào 31/08/2016. Tuy nhiên, giá cao su vẫn tăng tốt cho đến tháng 11.

6. Giá cao su đã nằm trong xu thế giảm 5 năm liên tiếp, khiến các doanh nghiệp sản xuất đi vào giai đoạn khó khăn, hoạt động duy trì và thu hẹp diện tích trồng trọt, khai thác à nguồn cung sụt giảm.

Những luận điểm cơ bản nói trên cho thấy giá cao su có khả năng tăng tốt trong điều kiện lực cầu chuyển biến tăng – nguồn cung giảm. Cô chú anh chị sẽ đặt câu hỏi, quá trình tăng giá này có bền hay chỉ là diễn biến ngắn hạn do sự cắt giảm nguồn cung? Cháu cho rằng, đây sẽ là khởi đầu cho một diễn tiến tăng giá dài hạn, khi các giỏ hàng hóa nói chung – đặc biệt là các hàng hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện thời tiết - đều đang trong xu thế tăng mạnh: cao su, lúa gạo, mía đường, tiêu – điều, các loại hạt dinh dưỡng…

LÝ DO LỰA CHỌN PHR

Trong nhóm cao su thiên nhiên, hiện tại có PHR và DPR là những doanh nghiệp sở hữu diện tích trồng lớn nhất. Trong đó PHR sở hữu 9450 ha, DPR sở hữu 9.743 ha. Cả hai đều đạt năng suất vườn cây trên 2 tấn/ha.

Nếu so sánh về cơ cấu tài chính và các chỉ số tài chính thì DPR lành mạnh và có chỉ số đẹp hơn: biên LN cao hơn (24% so với 14%), cơ cấu nợ - vốn lành mạnh hơn (26% so với 50%). Thanh khoản của DPR phù hợp cho việc gom mua và nắm giữ lâu dài.

PHR phù hợp cho quan điểm trung hạn (thời gian 3 tháng – dưới 1 năm), tận dụng quá trình doanh nghiệp thanh lý diện tích cao su già cỗi. Sau thời gian đó, nếu giá cao su tiếp tục tăng trưởng như dự báo, DPR sẽ là DN có đà tăng mạnh mẽ hơn PHR, do có những điều kiện tối ưu hơn trong sản xuất: biên lợi nhuận cao hơn, diện tích khai thác lớn hơn, giá bán tốt hơn…è Tóm lại, trong ngắn – trung hạn, PHR đang có cơ hội tăng giá lớn hơn so với DPR. PHR cũng đã vượt đỉnh trung hạn trước DPR.

DANH MỤC TƯ VẤN CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 11/2016: